CHINA: MỘ CỤ PHẠM HỒNG THÁI

Chia sẻ

NGHĨA TRANG HOÀNG HOA CƯƠNG

TRÊN CỔNG CHÍNH NGHĨA TRANG TẠC 4 ĐẠI TỰ “HẠO KHÍ TRƯỜNG TỒN” (KHÍ PHÁCH HIÊN NGANG TỒN TẠI ĐỜI ĐỜI). MỘ CỤ PHẠM HỒNG THÁI (1895-1924) NẰM SÂU BÊN TRONG.

Phạm Hồng Thái sinh ngày 14-5-1895, tên khai sinh là Phạm Thành Tích, người Nghệ An, Việt Nam.

Tổ phụ Phạm Trung Tuyển và phụ thân Phạm Thành Mỹ đều tham gia “Khởi nghĩa Hương Khê” do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Từ nhỏ Phạm Thành Tích đã tận mắt nhìn thấy những tội ác của thực dân Pháp trấn áp các cuộc khởi nghĩa.

Những chiến sĩ cách mạng bị sát hại, làng xóm bị đốt cháy, của cải bị cướp phá… Tất cả những điều ấy khơi dậy lòng căm thù tột độ đế quốc trong anh. Phụ thân của anh vì tham gia khởi nghĩa đã bị bức hại, đã từng phải chạy trốn đến tỉnh Lạng Sơn, ẩn nấp trong một khu rừng giáp giới với Trung Quốc, dạy học tư để sinh sống.

Phạm Thành Tích theo cha học Hán văn, và thường nghe cha kể chuyện những sự tích anh hùng của các chí sĩ yêu nước chống Pháp. Phạm Hồng Thái sớm tham gia Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Trước khi ám sát viên Toàn quyền Méc-lanh, anh đã có ý đồ mưu sát một tên quan to khác của nhà cầm quyền Pháp

Nằm lại nơi xứ người, nhà yêu nước không hề “một mình”. Phía trước mộ liệt sĩ Phạm Hồng Thái là mộ tập thể 72 liệt sĩ Trung Hoa trong cuộc Cách Mạng Tân Hợi – 1911, nhằm lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh. Cuộc cách mạng thất bại, Từ Hi Thái Hậu không cho chôn hàng trăm người bị giết không toàn thây. Một thương nhân Trung Hoa đã thuyết phục Từ Hi, cho rằng thây ma bên đường sẽ gây bệnh dịch, nguy hại đến xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến chế độ.

Cuộc thuyết phục của ông thành công nhưng ông chỉ qui tụ được 72 xác không toàn thây và chôn vào cùng một ngôi mộ tập thể này.

Bước từ ngoài vào là ba con đường. Đường chính dành cho du khách hoặc người vào viếng các liệt sĩ trong đó có liệt sĩ Phạm Hồng Thái. Hai con đường nhỏ hai bên dành cho người địa phương vào tập thể dục dưỡng sinh. Từ ngoài vào con đường rộng thênh thang với hai hàng tùng rậm rạp. Cũng theo người hướng dẫn, chính phủ Việt Nam muốn đưa hài cốt cụ về nước nhưng chính quyền Trung Quốc cho rằng hãy để chí sĩ Phạm Hồng Thái an nghỉ trên đất nước Trung Hoa này, bên cạnh những liệt sĩ của họ, và yêu cầu các công ty du lịch tại Quảng Châu phải đưa du khách Việt Nam đến viếng mộ nhà yêu nước họ Phạm trước khi tham quan những thắng cảnh khác trong thành phố Quảng Châu.

Vì vậy, hàng tháng có khoảng 6000 người Việt Nam viếng mộ nhà chiến sĩ. Hàng ngày ít nhất hai đoàn du lịch Việt Nam đến mộ, dâng hoa thắp nhang. Chúng tôi đến mộ chí sĩ Phạm Hồng Thái một buổi sáng lúc 7 giờ, đã thấy một vòng hoa đặt sẵn, khói hương vừa tàn.

Author: NGUYỄN HẢI LUÂN

Bản thân là người đam mê du lịch, cộng thêm đam mê đam mê du lịch mong muốn kết nối các mối quan hệ: giữa Hướng Viên Du Lịch với nhau, giữa Hướng Viên Viên với các đơn vị lữ hành, giữa các đơn vị… Xem Thêm >>