PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN Phượng Hoàng (Fenghuang) là tên một cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam (Hunan). Nó cách Cát Thủ (吉首)(Jishou) khoảng 53 km, cách địa cấp thị Hoài Hóa khoảng 92 km và cách địa cấp thị Trương Gia Giới khoảng 280 km. Cũng như nhiều cổ trấn trứ danh…

Ngày Đăng: Th05 31, 2023 - 6 Lượt xem

PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

Phượng Hoàng (Fenghuang) là tên một cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng HoàngChâu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam (Hunan).

Nó cách Cát Thủ (吉首)(Jishou) khoảng 53 km, cách địa cấp thị Hoài Hóa khoảng 92 km và cách địa cấp thị Trương Gia Giới khoảng 280 km. Cũng như nhiều cổ trấn trứ danh khác của đất nước Trung Hoa, địa danh này được bảo tồn rất tốt cả về giá trị lịch sử và văn hóa và bảo lưu những giá trị của dân tộc ít người.

 

LỊCH SỬ

Sự pha trộn về cơ cấu dân cư cũng như là nơi cư trú của bộ phận dân tộc thiểu số, nhiều nhất vẫn là người MiêuHánThổ GiaHồi. Phượng Hoàng trấn còn là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của cả vùng. Nằm cạnh con sông Đà Giang, thành cổ còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những căn nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa. Số tuổi của nó đã khiến cho Phượng Hoàng trở thành một trong những bảo tàng sống về văn hóa các dân tộc: 1300 năm.

 

MIÊU TẢ

Người dân tộc sinh sống tại Trương Gia Giới vẫn đang giữ được cho mình những nét sinh hoạt rất riêng và xưa cũ. Tại đây, kiến trúc mang đậm phong cách riêng biệt của thành cổ. Bờ tường của những quán ăn và những cây cột gỗ chi chit giấy đính, được đóng vững chắc bằng đinh tán, phần lớn là được viết bằng chữ tượng hình của người Trung QuốcHàn Quốc hay Nhật Bản.

Đoạn bờ sông của trấn chưa đầy một km có đến 10 cây cầu, một vài cây cầu trong số đó cực kỳ đặc biệt. Hồng Kiều duyên dáng với kiến trúc cầu có mái che, một chiếc cầu – nhà, được thiết kế theo phong cách “Phượng Hoàng” đặc trưng của cổ trấn. Một cây cầu gỗ ghép cong dưới chân một đoạn thác lùn róc rách, một bên còn có chiếc cọn nước rêu phong quay nhịp nhàng suốt đêm ngày. Đặc biệt nhất là cây cầu được đổ trụ bằng những cột đá theo nhịp bước chân, có hai luồng đi cho hai chiều ngược nhau, cách đó không xa là một cây cầu gỗ khác gồm những đoạn cầu bắc qua mố trụ đứng chênh vênh, bề rộng chỉ chừng hơn nửa mét.

Tại cổ trấn, du khách có thể tìm rất dễ dàng nhưng sinh hoạt rất đời thường của các dân tộc. Một vài người Miêu bên mẹt hàng nhỏ thêu thùa khâu vá hay làm đồ thủ công mỹ nghệ bằng bạc rất khéo léo. Hay gặp người Hán đi lang thang bán cho du khách những chiếc vòng hoa đeo cổ, đội đầu xinh xinh. Hoặc người Thổ Gia làm đèn hoa bằng giấy với nhụy là một cây nến nhỏ, để ai đó có thể đốt lên ước mơ của mình và thả xuống dòng sông. Con sông Đà Giang chảy qua cổ trấn không quá sâu, đáy sông có nhiều tảo và rêu tạo cho mặt nước một màu xanh lục. Điểm thú vị ở chỗ dân trong thành thường ra bờ sông để tắm táp, giặt giũ, rửa rau, hoa quả trước khi đem bán ngoài chợ hoặc quanh phố cổ dù trong nhà cũng có phòng tắm riêng. Có hệ thống dẫn nước, có máy giặt nhưng chỉ dùng để vắt đồ. Và dường như tắm sông vào mỗi sáng hay mỗi chiều đã trở thành một nghi thức quen thuộc của người dân địa phương chốn này.

Con sông đã trở thành một kiểu du lịch cực kỳ thú vị, những con đèo chèo cho du khách đi du ngoạn khám phá cuộc sống người dân. Ban đầu Phượng Hoàng chỉ là một thành cổ nhỏ nằm về một phía của bờ sông. Theo thời gian, người địa phương chuyển sang sinh sống ở cả hai bên bờ, khiến dòng sông trở thành một điểm nhấn đặc biệt của thành.

Từ cây cầu lớn nối hai bờ sông Đà Giang dành cho xe cơ giới, Phượng Hoàng cổ trấn trải dài ngút tầm mắt với những mái ngói cổ âm dương dày dặn xám như đá tai mèo. Những phù điêu trên đầu mái cong vút một cách kiêu hãnh, như một niềm tự hào sâu sắc về một cổ trấn có tuổi đời 1.300 năm.

 

ĐẾN PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN

Từ Nam Ninh (Nanning), du khách có thể mua vé tàu số hiệu 2012 để tới ga Cát Thủ (Jishou). Du khách có thể đặt vé online qua trang www.travelchinaguide.com, 300CNY/vé nằm mềm (Mã tàu 2012, giờ chạy 16.50 – 6.21+1). Đến ga Nam Ninh ra xếp hàng in vé. Xuống ga là có xe buýt đi Phượng Hoàng chờ sẵn, khoảng cách chừng 55 km, giá vé là 15 tệ (khoảng 32.000 VND/khách). Di chuyển bằng phương tiện công cộng khá thuận lợi, tuy nhiên nên có người phiên dịch để giao tiếp bằng tiếng Hoa.

Từ Nam Ninh, có đường bay thẳng từ sân bay quốc tế Ngô Vu tới sân bay Phượng Hoàng, cách Phượng Hoàng cổ trấn khoảng 40km. Chuyến bay từ Phượng Hoàng về lúc 15h, chuyến bay từ Nam Ninh đi phượng hoàng lúc 20h30. Giá vé dao động khoảng 400 tệ 1 chiều.

Nhà nghỉ, khách sạn ở Phượng Hoàng dao động từ 40-70 tệ/phòng đôi, đồ ăn phong phú và đa dạng, các cửa hàng bán đồ tiêu dùng và lưu niệm rất nhiều. Ít nhất cũng phải dành từ 2-3 ngày để khám phá cổ trấn cấp tỉnh số 1 của Trung Quốc này.

Những cảnh đẹp nổi tiếng tại Phượng Hoàng cổ trấn như:

Bắc Môn cổ thành

Hồng kiều

Lầu Phong Thúy Hồng Kiều

Cây cầu đá bắc qua sông Đà Giang

Nguồn:

https://vi.wikipedia.org/wiki/Phượng_Hoàng_cổ_trấn