Theo điều tra do Trung tâm Thống kê của Dubai tiến hành, năm 2009 dân số của tiểu vương quốc là 1.771.000 người, trong đó có 1.370.000 nam và 401.000 nữ. Khu vực này có diện tích 1.287,4 km². Mật độ dân số là 408,18/km² - hơn tám lần của UAE. Dubai là thành phố đắt…

Ngày Đăng: Th05 31, 2023 - 3 Lượt xem

Theo điều tra do Trung tâm Thống kê của Dubai tiến hành, năm 2009 dân số của tiểu vương quốc là 1.771.000 người, trong đó có 1.370.000 nam và 401.000 nữ.

Khu vực này có diện tích 1.287,4 km². Mật độ dân số là 408,18/km² – hơn tám lần của UAE.

Dubai là thành phố đắt đỏ thứ hai trong khu vực, và thành phố đắt đỏ thứ 20 trên thế giới.

Vào năm 2005, 17% dân số của tiểu vương quốc là công dân UAE. Khoảng 85% dân nhập cư (cũng là 71% tổng dân số của Dubai) đến từ châu Á, chủ yếu là Ấn Độ (51%), Pakistan (16%), Bangladesh (9%) và Philippin (3%).

Khoảng 3% dân số đến từ phương Tây. Tuy nhiên, một điều tra khác cho biết phần lớn dân số Dubai có nguồn gốc từ Iran. Ngoài ra, 16% dân số (khoảng 288.000 người) sống trong các khu nhà tập thể lao động không xác định được dân tộc, quốc tịch, nhưng được cho là chủ yếu đến từ châu Á.

Dubai có dân số trẻ, tuổi thọ trung bình là khoảng 27 năm. Tỷ suất sinh thô (CBR) năm 2005 là 13,6%, trong khi tỷ suất tử vong thô (CDR) khoảng 1%.

Mặc dù tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chung của thành phố và được cư dân nói rộng rãi. Tiếng Urdu, tiếng Ba Tư, tiếng Hindi, tiếng Telugu, tiếng Bengali, tiếng Tamil, tiếng Tagalog, tiếng Trung Quốc, tiếng Mã Lai và các ngôn ngữ khác đều được nói ở Dubai do nguồn cư dân nước ngoài đa dạng ở đây.

Điều 7 của Hiến pháp lâm thời UAE tuyên bố Hồi giáo là quốc giáo chính thức của UAE. Chính phủ trợ giá cho hầu hết 95% nhà thờ Hồi giáo và thuê tất cả thầy tế của đạo Hồi; khoảng 5% nhà thờ Hồi giáo hoàn toàn của tư nhân, và một số nhà thờ Hồi giáo lớn có số tiền quyên góp tư nhân lớn.

Dubai cũng có một lượng lớn tín đồ Kitô giáo, đạo Hindu, Bahá’í, Sikh, Phật giáo và các cộng đồng tôn giáo khác định cư tại thành phố. Những tổ chức không phải Hồi giáo có thể lập nơi thờ phụng riêng của họ, nơi họ có thể tự do thực thi tôn giáo của mình, bằng cách yêu cầu một khoản trợ cấp đất và giấy phép xây dựng khu đất. Những nhóm tôn giáo không có cứ điểm riêng phải sử dụng các cơ sở của các tổ chức tôn giáo khác hoặc thờ cúng tại nhà riêng.

Những tổ chức không phải Hồi giáo được phép công khai quảng bá hoạt động của mình, tuy nhiên, việc cải đạo hoặc phân phối các tài liệu tôn giáo đều bị nghiêm cấm, có thể bị truy tố hình sự, phạt tù và trục xuất vì tham gia vào những hành vi xúc phạm đến Hồi giáo.