JAPAN: SÂN BAY KANSAI

Chia sẻ

Sân bay Quốc tế Kansai là công trình do kiến trúc sư Renzo Piano xây dựng trên một đảo nhân tạo giữa vịnh Osaka.

Cây cầu ra sân bay dài 3.500 m. Phòng khách của nó dài 1,7 km. Tên tiếng Anh là Kansai International Airport, là sân bay quốc tế lớn của Nhật Bản.

Sân bay còn có tên Sân bay Osaka Kansai.

Năm 2004, sân bay này có 102.862 chuyến bay, trong đó có 72.096 là quốc tế và 30.766 là chuyến nội địa, tổng lượng khách là 15.340.975 người trong đó có 11.162.533 là quốc tế và 4.178.422 là nội địa.

LỊCH SỬ

Vào những năm 1960, khi hoạt động thương mại của vùng Kansai bị suy giảm nhanh chóng do sức hút của Tokyo, những nhà hoạch định đã đề xuất xây dựng một sân bay mới gần KobeOsaka.

Sân bay quốc tế Osaka, tọa lạc tại vùng ngoại ô đông đúc dân cư của thành phố Itami và thành phố Toyonaka, bị bao quanh bởi các tòa nhà nên không thể mở rộng và rất nhiều cư dân sống gần đó thường xuyên than phiền về vấn đề ô nhiểm tiếng ồn.

Sau khi nổ ra các cuộc biểu tình phản đối của người dân liên quan đến sân bay quốc tế Tokyo mới (nay là sân bay quốc tế Narita), được sân dựng trên một khu đất trưng thu ở vùng ngoại ô thuộc tỉnh Chiba, những nhà hoạch định đã quyết định sân dựng sân bay mới của vùng Kansai ở ngoài biển.

Sân bay mới là một phần của kế hoạch phát triển mới nhằm mang lại sức sống mới cho Osaka, lúc đó đã bị mất vị thế về kinh tế và văn hóa vào tay Tokyo gần một thế kỷ.

Ban đầu, sân bay mới được lên kế hoạch sẽ được xây dựng gần Kobe nhưng chính quyền Kobe không chấp nhận kế hoạch đó nên sân bay mới phải dời địa diểm xây dựng về phía nam của vịnh Osaka. Tại địa điểm này thì sân bay mới có thể mở cửa hoạt động 24/24 giờ hằng ngày không như sân bay cũ nằm trong nội ô thành phố.

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG

Sân bay Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo với tổng diện tích 511 ha. Hòn đảo nằm trên vịnh Osaka cách đất liền 5 km, có hình chữ nhật, nhìn từ trên xuống như một hàng không mẫu hạm. Để hoàn thành công trình tạo đảo và xây dựng sân bay, người Nhật đã phải mất 20 năm trời với 1500 tỉ Yên phí tổn. Đầu tiên người ta bỏ ra 6 năm với 550 triệu Yên để hoàn thành hòn đảo nhân tạo (bao gồm làm móng xây đê và đổ đất làm đảo).

Đáy biển Osaka có tầng đất nhão dày 20m, phía dưới là tầng đất hồng tích dày 400m nữa. Muốn làm sân bay phải có móng thật chắc. Các kỹ thuật viên Nhật Bản đã quyết định đóng 1 triệu cọc thép có đường kính 40 cm vào tầng đất nhão, sau đó đổ đất lên gây áp lực cho nước ở dưới tầng đất thoát ra ngoài để tạo móng chắc. Tiếp theo, họ xây dựng một con đê bảo vệ lấy vùng biển sẽ xây đảo. Con đê dài 11 km được làm trong 2 năm gồm: 8666m đê bằng đá hộc đổ thoai thoải, 1790m đê bằng những khúc gang cong, 721m đê bằng các rọ đất đá, ngoài ra còn có 780m đê đóng bằng các cọc sắt. Sau khi làm xong con đê này, họ mới bắt đầu đổ đất cát thành đảo. Trải qua 3 năm thi công không nghỉ, người ta đã đổ vào đó 180 triệu m³ cát, hoàn thành một hòn đảo nhân tạo cao 33m từ đáy trở lên.

Sau khi làm xong đảo, người ta bắt tay vào xây dựng sân bay Kansai. Trước đó Nhật Bản đã mở rộng cuộc thi tuyển các đồ án thiết kế của kiến trúc sư Italia Renzo Piano. Sự ưu việt của đồ án này là toàn bộ tòa lầu sân bay hầu như không có bê tông mà chỉ là những thanh giằng bằng thép không rỉ lắp rắp với kính màu. Từ trên không trung nhìn xuống tòa lầu sân bay trông như một con chim lớn đang xòe hai cánh với nóc lầu có hình uốn lượn như sóng biển. Các mái lầu hạ thấp dần để tăng khả năng quan sát của tháp kiểm tra. Nhìn toàn bộ công trình rất nhẹ nhàng và thanh thoát.

Để duy trì giao lưu giữa sân bay với bên ngoài, trước hết các kỹ thuật viên cho xây cầu sắt nối liền đảo với đất liền dài 3,7 km. Cầu gồm 2 tầng, tầng trên rộng 30m có 12 đường xe hơi chạy với tốc độ 80 km/h, tầng dưới là đường sắt. Cầu có 31 mố cầu mà tới 29 mố cầu phải xây trên mặt biển. Để xây mố cầu người ta đóng cọc sắt sâu xuống đáy biển tới 60m. Chiều cao của cầu là 108m.

KHÓ KHĂN CỦA SÂN BAY

Hiện nay sân bay Kansai phải đối mặt với những khó khăn: sân bay không có vật cản gió cho những máy bay lên xuống. Công ty hàng không Nhật quy định nếu gặp sức gió vượt quá 13 m/s sẽ đình chỉ máy bay lên xuống. Như qua điều tra được biết, vịnh Osaka những ngày có sức gió 13 m/s chiếm 0,6% của một năm. Khó khăn thứ hai là sự ăn mòn của muối biển, nước biển thì là đương nhiên, nhưng gió biển cũng chứa đầy muối. Để chống muối, các kĩ sư đã lặp đặt hệ thống lọc muối ở những chỗ thông gió. Song tuổi thọ của máy lọc muối cũng chỉ được có một năm nên hằng năm phải thay hàng loạt, tốn tới hàng trăm triệu Yên.

Khó khăn thứ 3 là sân bay được xây dựng trên đảo nhân tạo nên thường xuyên bị lún. Theo tính toán thì sau 30-50 năm đảo mới ổn định. Ban quản lý sân bay đã tính, ở đáy nước sâu 18m, đảo cao từ đáy trở lên 33m, mỗi ngày bình quân đảo lún 1mm đến khi ổn định sân bay vẫn còn cao hơn mặt biển 4m. Hơn nữa đảo có 98 cột lớn làm trụ cho toàn nền đảo, mặt khác toàn bộ cấu trúc trên đảo đều mỏng nhẹ nên tạm thời có thể yên tâm.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Sân_bay_quốc_tế_Kansai

Author: NGUYỄN HẢI LUÂN

Bản thân là người đam mê du lịch, cộng thêm đam mê đam mê du lịch mong muốn kết nối các mối quan hệ: giữa Hướng Viên Du Lịch với nhau, giữa Hướng Viên Viên với các đơn vị lữ hành, giữa các đơn vị… Xem Thêm >>