ĐÔ ĐỐC TRỊNH HOÀ Trịnh hoà vốn họ Mã, người Côn Dương, Vân Nam, dân tộc Hồi, từ nhỏ vào cung, đổi họ Trịnh, làm thái giám trong cung. Vì là người rất có năng lực, lại là tín đồ Hồi giáo, nên được Minh thành tổ chọn cho việc viễn dương. Nghề đóng thuyền…

Ngày Đăng: Th05 31, 2023 - 12 Lượt xem

ĐÔ ĐỐC TRỊNH HOÀ

Trịnh hoà vốn họ Mã, người Côn Dương, Vân Nam, dân tộc Hồi, từ nhỏ vào cung, đổi họ Trịnh, làm thái giám trong cung. Vì là người rất có năng lực, lại là tín đồ Hồi giáo, nên được Minh thành tổ chọn cho việc viễn dương.

Nghề đóng thuyền và đi biển của Trung quốc có một lịch sử lâu đời. Đời Đường có khá nhiều thương nhân nước ngoài đến Trung quốc buôn bán bằng đường biển, đa số trong bọn họ đều đáp thuyền Trung quốc tương đối an toàn. Đến thời Tống, nhân viên hàng hải Trung quốc đã bắt đầu sử dụng la bàn để đi biển, tạo điều kiện tốt cho việc viễn dương trên biển cả.

Đầu thế kỷ XIII, Trung quốc đã sử dụng hải thuyền có 10 cột, 10 buồm lớn. Năm đầu triều Minh, tập quyền trung ương được tăng cường, trong nước tương đối ổn định. Kinh tế hàng hoá trong xã hội phong kiến phát triển thuận lợi.

Để phát triển quan hệ đối ngoại. Mở rộng giao thương buôn bán tự do, đi lại, chính phủ triều Minh đã bảy lần cử Trịnh Hoà dẫn đội thuyền to lớn tới các nước vùng biển Tây. Viết thêm trang sử huy hoàng về mối quan hệ giữa Trung quốc với các nước khác.

Từ năm 1405 đến 1433, Trịnh hòa đã phụ trách công việc viễn dương 7 lần chỉ huy đội thuyền đi biển. Một cuộc viễn dương đại quy mô, tổng cộng đã đặt chân tới hơn 30 nước, và khu vực ở Nam dương, và Ấn độ – về phía nam, nhất là Giava, tây bắc thì đến vịnh Pecxích và Hồng hải. Phía tây xa nhất là bờ biển châu Phi. Đây là hành động hào hùng chưa từng có trong lịch sử, có thể coi là người dẫn đầu về hàng hải của thế giới.

Tháng 6 năm 1405, Trịnh hoà chỉ huy hạm đội viễn dương gồm có 62 hải thuyền lớn cùng hơn 29.000 thuỷ thủ. Bắt đầu xuất phát từ sông Lưu gia Tô châu, lần đầu tiên đi sứ đến Nam dương. Thuyền lớn nhất dài hơn 100 mét. Rộng mấy chục mét, có thể chứa 1000 người, trên thuyền có bản đồ hàng hải, la bàn. Thời ấy, dùng loại la bàn có rất nhiều phương vị chia ra thành độ số. Lái thuyền đi theo phương hướng và độ số nhất định là có thể đo được hàng hải xa gần. Loại la bàn này ban đêm còn có thể quan sát được tinh tú, xem sao để định hướng đi. Đây là những minh chứng hùng hồn về kỹ thuật tiến tiến của công nghệ đóng thuyền, nghề hàng hải và trí tuệ vĩ đại của nhân dân của Trung quốc.

Tháng 9 nằm 1407, lần đi biển về an toàn, thuyền thuyền đầy ắp. Tiếp sau đó, Trịnh Hoà lại liên tục từ tháng 10/1409 đến tháng 7/1409. Từ tháng 10/1409 đến tháng 7/1411. Từ năm 1413 đến năm 1415, từ tháng 5 –1417 đến tháng 8 năm 1419, từ tháng 1/1421 đến tháng 8 – 1422. Rồi lại vượt biển viễn dương, mở rộng thanh danh của Trung quốc và việc buôn bán, trao đổi giữa Trung quốc và các nước khác.

Đội thuyền Trịnh hoà mang vô số hàng hoá như đồ sứ, đồ sắt, kim ngân, vàng bạc, tơ lụa, nhung the, gấm vóc quý giá. Đồng thời cũng đổi về nhiều đặc sản của các nước Á-Âu-Phi như ngà voi, đá quý, thuốc nhuộm, dược liệu, lưu hoàng, hương liệu, dừa, các loại động vật hiếm như Hươu cao cổ, Sư tử, Đà điểu, báo hoa.

Mỗi khi đội thuyền Trịnh Hoà đến một nơi nào, đều giữ thái độ thân mật, hữu nghị khi trao đổi buôn bán những vật phẩm mang đi. Lại tìm hiểu phong tục, tập quán địa phương, bản sứ.

Lần thứ 3 đi sứ sang Silanca đội thuyền còn mang rất nhiều những đồ cúng, đồ trang sức sặc sỡ nhiều màu và bảo phướng đẹp dệt bằng gấm. Đem cúng vào chùa chiền đồng thời còn dựng bia lưu niệm.

Cho đến mãi ngày nay, các nước Xômali, Tanzania… vẫn coi đồ sứ Trung Hoa nhà Minh có mặt tại đây tượng trưng cho tình hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc. Các nước như Ấn Độ và ở Đông Nam Á vẫn còn bia lưu niệm.

Ở một số nước Đông Nam Á, có một số địa danh gọi là “Tam bảo lũng”, “Tam bảo miếu”. Thái lan có tam bảo miếu (vì Trịnh Hoà có tên là thái giám Tam bảo, nên dân địa phương đặt theo chữ tam bảo)

Trong quá trình vượt biển, mỗi lần đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ nào, Trịnh hoà đều ghi chép tỉ mỉ hành trình trên biển đó chính là “Trịnh Hoà hàng hải đồ” nổi tiếng. Trong bản đồ này ghi rõ ràng tỉ mỉ hướng đi trên biển, cự li xa gần, nơi đậu và cả đá ngầm, bãi cạn nguy hiểm. Ngoài ra, Trịnh hoà còn tích luỹ được những kiến thức về sự biến đổi tự nhiên của hướng gió, khí hậu trên biển và thuỷ triều. Từ lịch trình đi, về của Trịnh Hoà ta đã biết họ biết lợi dụng gió mùa để vượt biển.

Mỗi lần họ đi biển đều vào mùa đông và mùa xuân vì lúc này hướng gió đều thổi từ đất liền ra biển. Khi quay về lại vào lúc mùa hè hoặc mùa thu, lúc này gió lại thổi từ biển vào đất liền. Điều đó cho thấy rõ, nhân dân Trung Hoa thời đó đã biết được những quy luật tự nhiên về hàng hải.

Sau chuyến đi của Trịnh hoà xuống biển tây, các nước đó nồng nhiệt đáp lại, phái sứ bộ của mình tới Trung hoa để tiếp nối “nhịp cầu thông thương”

Quốc vương một số nước như Calimantan, Philippin, Malaysia đã thân chinh đến thăm Trung quốc, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế văn hoá giữa các nước Á-Phi và Trung quốc.

Trịnh Hoà xuống biển Tây trải dài suốt 30 năm. Về mặt thời gian, sớm hơn, quy mô hơn Christop Colombo và Magianlan đặt chân tới Philippin. Trịnh hoà sớm hơn 87 năm so với Colombo phát hiện ra Tân thế giới và sớm hơn 116 năm so với Magianlan torng việc đặt chân tới Philippin.

Sau khi Trịnh hoà tiến xuống biển Tây đã tăng cường mối quan hệ giữa Trung quốc với Nam dương, đường biển thông suốt, mậu dịch phát triển. Viết thêm trang sử đầy huy hoàng vào lịch sử hàng hải thế giới.