Malaysia
|
|||||
Chính phủ | quân chủ lập hiến liên bang | ||||
Vua Thủ tướng |
Sultan Abdul Halim Mu’adzam Shah Najib Tun Razak |
||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Mã Lai | ||||
Thủ đô | Kuala Lumpur và Putrajaya | ||||
Thành phố lớn nhất | Malaysia | ||||
Diện tích | 330.000 km² | ||||
Độc lập
|
|||||
31 tháng 8 năm 1957 | |||||
16 tháng 9 năm 1963 | Liên bang | ||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 26.207.102 người (hạng 46) | ||||
Dân số (2000) | 24.000.000 người | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 290 tỷ đô la Mỹ | ||||
HDI (2003) | 0,796 trung bình (hạng 61) | ||||
Đơn vị tiền tệ | Ringgit (RM) (MYR ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .my | ||||
¹ 020 từ Singapore ² Singapore đã trở thành nước độc lập từ ngày 9 tháng 8 năm 1965 |
Malaysia là một liên bang gồm mười ba bang tại Đông Nam Á.
Nước này gồm hai vùng địa lý bị chia tách bởi Biển Đông:
- Bán đảo Malaysia (hay Tây Malaysia) trên Bán đảo Mã Lai có biên giới trên bộ ở phía bắc với Thái Lan và thông qua Đường nổi Johor-Singapore và Đường nối Malaysia-Singapore thứ hai ở phía nam nối với Singapore. Nó gồm chín bang (Johor, Kedah, Kelantan, Negeri Sembilan, Pahang, Perak, Perlis, Selangor và Terengganu), hai bang dưới sự lãnh đạo của Thống đốc (Malacca và Penang), và hai lãnh thổ liên bang (Putrajaya và Kuala Lumpur).
- Đông Malaysia (hay Borneo thuộc Malaysia) chiếm phần phía bắc đảo Borneo, giáp biên giới với Indonesia và bao quanh Vương quốc Hồi giáo Brunei. Nó gồm các bang Sabah và Sarawak lãnh thổ liên bang Labuan.[4]
Cái tên “Malaysia” được chấp nhận năm 1963 khi Liên bang Mã Lai, Singapore, Sabah và Sarawak hình thành một liên bang gồm 14 bang.
Singapore đã rời khỏi liên bang năm 1965 và sau đó trở thành một quốc gia độc lập.
Dù chính trị thuộc quyền thống trị của người Mã Lai, xã hội Malaysia hiện đại không đồng nhất, với cộng đồng người gốc Trung Quốc và Ấn Độ khá lớn.
Chính trị Malaysia đáng lưu ý ở tính cộng đồng của nó; ba thành phần chính của Barisan Nasional đều giới hạn đảng viên trong sắc tộc của mình.
Tuy nhiên, cuộc tranh giành bạo lực lớn duy nhất giữa các cộng đồng từ khi giành được độc lập là vụ náo loạn chủng tộc ngày 13 tháng 5 năm 1969 xảy ra khi chiến dịch vận động của một tranh cử bị các vấn đề sắc tộc gây ảnh hưởng.
“Ma Lay” theo tiếng Mã Lai là “hoàng kim”.