THÀNH PHỐ MALACCA Địa lí: Thành phố cổ nhất ở Mã Lai, thuộc bang Malacca. Đông: Là bang Johor. Tây: Eo biển Malacca. Nam: Cũng là eo biển Malacca. Bắc: Là bang Negeri Sembilan. Diện tích: 1.651 km2. Dân số: 800.000 người Lịch sử: Theo truyền thuyết từ xa xưa thì lịch sử Malacca lại…

Ngày Đăng: Th05 31, 2023 - 16 Lượt xem

THÀNH PHỐ MALACCA

Địa lí: Thành phố cổ nhất ở Mã Lai, thuộc bang Malacca.

Đông: Là bang Johor.

Tây: Eo biển Malacca.

Nam: Cũng là eo biển Malacca.

Bắc: Là bang Negeri Sembilan.

Diện tích: 1.651 km2.

Dân số: 800.000 người

Lịch sử:

Theo truyền thuyết từ xa xưa thì lịch sử Malacca lại bắt đầu từ Indonesia. Chuyện kể rằng vào năm 1402 có một vị hoàng tử xứ Sumatra thuộc Inđônesia đã làm một cuộc binh biến nhưng thất bại, bị truy sát ông buột phải lưu vong ra nước ngoài, trên đường đào tẩu ông đã ghé qua Thái Lan và Malacca là điểm dừng cuối cùng của ông.

Tại đây ông cùng đoàn tuỳ tùng đã ngồi nghĩ ngơi dưới một tán cây lớn (mà dân địa phương gọi là cây Malacca). Nhận thấy đây là một vùng đất tốt có thể dung thân, ông quyết định ở lại đây. Để kỷ niệm nơi đầu tiên mình đặt chân đến ông lấy tên Malacca để đặt cho vùng lãnh thổ mới của mình.

Là 1 tiểu bang nhỏ (1.651 km) nằm cách thủ đô 150 km về phía nam, dân số khoảng 800.000 người. Đây là thành phố cổ với hơn 1300 năm tuổi, mang đậm nét lịch sử của Mã Lai thời thuộc địa với ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá khác nhau như Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh Quốc. Trong quá khứ đây là một hải cảng thương mại quan trọng trong khu vực.

Malacca là 1 trong những điểm tham quan hấp dẫn nhất tại bán đảo Mã lai (xét về khía cạnh lịch sử). Nằm ở vị trí chiến lược trên eo biển Malacca, vào thế kỷ 15 nơi đây là một hải cảng thương mại lớn nhất vùng Đông Nam Á, là một địa điểm hấp dẫn đối với các thương nhân từ khắp các nơi như: TQ, Ấn, Thái, Inđô và cả những thương nhân từ châu âu sang săn tìm hương liệu.

Năm 1511 Bồ Đào Nha xâm chiếm Malacca.

Năm 1641 Malacca bị người Hà Lan xâm chiếm.

Năm 1795 rơi vào tay người Anh.

Năm 1818 Malacca lại thuộc về Hà Lan (sau hiệp ước Vienna đổi đảo Bencolee cho Anh).

Từ năm 1826 trở về sau thuộc quyền kiểm soát của công ty Đông Ấn Anh Quốc.

THỰC DÂN BỒ ĐÀO NHA ĐẾN PHƯƠNG ĐÔNG

Sau khi Vasco De Gama phát hiện ra đường hàng hải mới tới phương đông, thực dân phương tây dùng các thủ đoạn thương nghiệp pháo hạm và cái gọi là “công cuộc truyền đạo” để cướp đoạt dã man các nước phương đông. Tháng 8/1509, năm chiếc thuyền buôn cực lớn lướt gió tây nam cưỡi sóng đến một cửa cảng ở mũi phía Nam Malacca thủ phủ của Malaysia lúc bấy giờ.

Cảng Malacca là cảng mà con đường hương liệu phải qua. Bọn buôn hương liệu lợi dụng gò tây nam vượt qua ấn độ đi thẳng đến bán đảo hương kiệu; về sau chờ khi có gió đông bắc sẽ quay về. Đường hàng hải này gọi là đường hương liệu. Trên đường không ít thuyền buôn phải bỗ sung nước ngọt và thức ăn, và chăng tất cả xuyên qua eo Malacca.

Người Bồ Đào Nha sau khi phát hiện ra Malacca, cho cho rằng cửa cảng này chính là trung tâm mậu dịch mà họ đang tìm kiếm, nếu muốn độc chiếm những lợi ích do con đường hương liệu mang lại thì phải chiếm lĩnh được Malacca.

Muốn được như vậy, mùa hè năm 1511, quốc vương Bồ Đào Nha phái đi một hạm đội mạnh tiến hành viễn chinh Malacca. Trên hạm thuyền bố trí trọng pháo, những binh sỹ được huấn luyện tốt, đầu đội mũ sắt, người khoác giáp nặng.

Sau một tháng bọn xâm lược Bồ Đào Nha đã chiếm được Malacca. Chúng lập tức xây dựng lô cột bằng đá trong thành, đặt trọng pháo, phái binh sỹ canh giữ. Chiến hạm của chúng tuần tiễu ven bờ vịnh, mọi thuyền qua lại ở đó đều phải nộp thuế, đồn thời cưỡng các nhà buôn bán những thứ hàng mang từ phương đông tới.

Năm 1512, người Bồ Đào Nha đã lập ra một công ty ở quần đảo hương liệu, khống chế mậu dịch hương liệu. Năm 1553, chiếm Áo Môn của Trung Quốc. Cho nên, toàn bộ hương liệu vận chuyển quan con đường hương liệu đều bị Bồ Đào Nha chặn đường. Ấn Độ Dương hoàn toàn đã cắt đứt con đường thương nghiệp của A Rập và Thổ Nhĩ Kỳ với Ấn Độ, Indonesia.

Người Bồ Đào Nha trở thành lũng đoạn mậu dịch ở phương đông. Vì hám lợi mà chúng bất chấp tất cả, chúng không ngừng nâng cao giá cả vận chuyển từ phương đông Châu Âu. Điều đó gây ra những hằn học đố kỵ của thương nhân Hà Lan, nhưng thương nhân Hà Lan thường cùng nhau bàn luận: “Dù sao đi nữa cũng phải tìm ra nơi sản xuất hương liệu! Nếu kiếm được bản đồ hàng hải đến Đông Ấn Độ là được.

Chẳng bao lâu các thương nhân Hà Lan cảm thấy sự cạnh tranh giữa họ với nhau đã ảnh hưởng buôn bán vì vậy họ đã ngồi lại bàn bạc. Có một người nêu kiến nghị: “dứt khoát hợp nhất mọi công ty lại, dút khoát không ai nhốt được chúng ta.”

Chính phủ Hà Lan ủng hộ sự hoạt động của thương nhân. Năm 1062, quốc hội Hà Lan phê chuẩn việc thành lập “Liên hợp công ty đông ấn độ” đồn thời ban bố một văn bản đặc biệt, cho phép liên hiệp công ty này có quyền cho tàu thuyền đi lại và quyền mậu dịch ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Còn quy định cho nó quyền chiêu mộ quân đội, xây dựng pháo đài, phát hành giấy bạc, bổ nhiệm đại sứ thậm chí có quyền thay mặt chính phủ kí kết các đều ước.

Dưới chiêu bài của công ty đông Ấn Độ, từng đoàn hạm đội được vũ trang đầy đủ để đi tới phương đông. Năm 1603, Công ty Đông Ấn của Hà Lan đã xây dựng một thương trạm trên đảo Java. Về sau, người Hà Lan đã đoạt được nhiều đảo lớn nhỏ trong tay Bồ Đào Nha, dần dần đã khống chế được quần đảo hương liệu. Từ đó trở đi, thế lực của Bồ Đào Nha đã sa sút tại Đông Dương.

Người Hà Lan lấy đảo Java làm căn cứ, mở rộng việc cứơp đoạt ở khắp mọi nơi, thế lực của họ vươn dần hướng tới Trung Quốc. Tháng 10/1623, bọn xâm lược Hà Lan đến xây lô cốt tại Đài Loan chúng chiếm toàn bộ đảo Đài Loan, không có điều ác nào mà chúng không làm, làm cho mọi tộc người tại Đài Loan vô cùng căm phẫn, họ gọi chúng là quỷ lông đỏ.

Người Baba –Nyonya (Peranakans)

Khi Straits Settlements (vùng đất ngụ cư eo biển gồm Penang, Malacca và Singapore) được thành lập năm 1826 thì có rất nhiều sự di cư của người TQ đến khu vực này. Và người Baba Nyonyas chính là hậu duệ của những người TQ nhập cư đầu tiên sinh sống tại eo biển Malacca kết hôn cùng những người phụ nữ Mã lai. Ngôn ngữ và văn hoá của người Baba Nyonya là một sự pha trộn giữa văn hoá truyền thống TQ và Mã lai trong đó tôn giáo là của người cha TQ, còn phong tục, tập quán cũng như ngôn ngữ và cách ăn bận lại là của người mẹ Mã lai.

Baba theo ngôn ngữ của người Peranakans có nghĩa là cha, còn Nyonyas nghĩa là người mẹ, tuy nhiên người Baba Nyonyas còn sử dụng cái tên Straits born hoặc straits chinese để phân biệt để phân biệt với những người TQ thuộc những thế hệ sau đang sinh sống tại đây.