Là tháp đôi cao nhất thế giới đươc khởi công vào 09/1992 xây xong năm 1998, chính thức mở cửa vào ngày 28.08.1999.
Tháp có chiều cao là 452m, gồm 88 tầng với diện tích sử dụng lên đến 341.760 m2 có thể được nhìn thấy từ khoảng cách 20 km. Kinh phí xây dựng là 1,6 tỉ USD. Hai tháp được nối liền với nhau bởi một chiếc cầu trên không dài 58,4m nằm ở giữa tầng 41- 42 cách mặt đất 170m. Tòa tháp mang tên tập đoàn Petronas – là một tập đoàn kinh tế giàu mạnh, đầu tư vào nhiều lãnh vực như dầu thô, xây dựng, xe hơi tại Malaysia & trên thế giới..
Toà cao ốc này được thiết kế bởi một kiến trúc sư lừng danh người Mỹ gốc Argentina tên là Cesar-Pelli (sinh ngày 12.10.1926).
Năm 1991, đồ án dự thi của ông được lựa chọn giữa vô số các bảng vẽ trên khắp thế giới bởi vì những hình dáng của toà nhà được thiết kế theo những mô típ đặc trưng của đạo Hồi.
Tháp đôi được thi công bởi hai tập đoàn xây dựng khác nhau. Tháp 1 được xây bởi tâp đoàn Hazama Corporation (Nhật Bản) và tháp 2 là tập đoàn Samsung Constructions (Hàn Quốc) cả hai tập đoàn đều tranh đua nhau xây dựng và cuối cùng thì tháp 2 do người Hàn Quốc xây dựng đã hoàn thành trước. Tuy nhiên, khi nghiệm thu thì tháp 2 đã bị nghiêng 25mm từ trục đứng.
Phần đặc biệt nhất của tháp đôi này được che khuất dưới mặt đất. Nền móng của chúng – một trong những nền móng đặc trưng nhất của các nhà chọc trời – ngăn không cho tháp đôi lún sâu vào lòng đất, vì một nhà cao tầng như vậy nặng đến hàng nghìn tấn. Cũng không dễ dàng gì nó có thể đứng vững được trên nền đất tơi xốp ví như ở Kuala Lumpur với lực chịu đựng kém nền đất đá từ 100 đến 400 lần. Trước khi khởi công xây dựng tháp đôi Petronas, người ta đã phải đóng 208 cọc bê tông dưới mỗi tháp sâu vào lòng đất từ 40 đến 115 mét (cho đến lúc gặp đá), trên những cọc này là 2 khối bê tông cốt thép (32.350 tấn dưới mỗi tháp) và cuối cùng mới đặt hai tháp lên đó.
Cha đẻ của tòa tháp đôi Petronas – Malaysia
Mặc dù là người rất kín tiếng và sống không hề khoa trương, thế nhưng Ananda Krishnan được cả đất nước biết đến. Ông được coi như là cha đẻ của tòa tháp đôi Petronas của Malaysia.
Với tổng tài sản lên tới 4 tỷ USD, Ananda Krishnan chiếm lĩnh vị trí số 2 trong số những người giàu nhất ở Đông Nam Á hiện nay.
Cha đẻ của tòa tháp đôi Petronas có tên đầy đủ là Tatparanandam Ananda Krishnan. Ông sinh năm 1938 tại Brickfiels và là con trai của một gia đình có nguồn gốc từ Sri-Lanka. Ông trở nên ham muốn kinh doanh từ khi bắt đầu theo học chương trình quản trị kinh doanh tại Học viện Havard (Mỹ) nổi tiếng.
Trái với lời khuyên của gia đình, Ananda Krishnan từ chối đi làm thuê cho các công ty nước ngoài, dù có không ít lời đề nghị hấp dẫn. Ananda Krishnan đã khởi nghiệp bằng một cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Sau này khi có nhiều vốn, Ananda Krishnan cũng đã mua không ít cổ phần của một tập đoàn khai thác chế biến dầu mỏ.
Kể cả cho đến lúc trở thành tỷ phú nhất nhì Đông Nam Á, Ananda Krishnan chưa thực sự đầu tư chuyên vào một lĩnh vực nào đó. Không chỉ là vấn đề phân tán rủi ro. Đối với Ananda Krishnan, cứ lĩnh vực nào có cơ hội, ở đâu có thị trường là ông “chơi” hết.
Những năm còn học ở Mỹ, Ananda Krishnan đã nhiều lần đến thủ đô điện ảnh Hollywood nổi tiếng và rất ấn tượng bởi một ngành công nghiệp và giải trí phát triển gần như không có giới hạn. Sang Hollywood học hỏi, Ananda Krishnan quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực này. Thế là công ty kinh doanh phim ảnh đầu tiên của ông chủ mới nổi đến từ Đông Nam Á đã ra đời vào đầu năm 1990.
Với một khoản tiền khá lớn, Ananda Krishnan đã đầu tư cả một chuỗi các rạp chiếu phim màn ảnh rộng ở Malaysia theo đúng kiểu Hollywood. Mới mở nhưng nhờ đầu tư lớn và đồng bộ nên các rạp phim của Ananda Krishnan đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Ananda Krishnan trong lĩnh vực phim ảnh, giải trí là ông đã tận dụng tối đa quan hệ với các đối tác ở Hollywood. Do vậy Ananda Krishnan thường xuyên sở hữu trên trăm đầu phim khác nhau để phục vụ mọi nhu cầu, lứa tuổi. Công ty kinh doanh phim ảnh và giải trí của Ananda Krishnan đã được nâng cấp thành tập đoàn Usaha Tegas Entertainment Systems.
Sự nhanh nhạy về kinh doanh của tỷ phú Ananda Krishnan còn thể hiện rất rõ khi ông đã không bỏ qua cơ hội kinh doanh lớn nào. Từ cuối thế kỷ 20, lĩnh vực viễn thông phát triển với tốc độ chóng mặt. Không phải là chuyên gia của lĩnh vực này nhưng với sự thính nhạy vô cùng với cơ hội kinh doanh, Ananda Krishnan đã nhập cuộc rất nhanh.
Năm 1996, lần đầu tiên Malaysia có vệ tinh viễn thông riêng của mình và người dân nước này rất tự hào về điều đó. Còn ông chủ Ananda Krishnan giữ có v nhiều tham vọng lớn lao cũng tự hào và hãnh diện không kém khi đó chính là hai vệ tinh Measat 1 và Measat 2 của tập đoàn Measat Broadcast Network Systems.
Khi truyền hình cáp bắt đầu xuất hiện thì Ananda Krishnan cũng không chịu mang tiếng chậm chân, trước khi các công ty nước ngoài có thể đổ bộ vào lĩnh vực này. Công ty truyền hình cp duy nhất của Malaysia hiện nay vẫn là công ty thuộc quyền kiểm soát của tỷ phú Ananda Krishnan.
Tập đoàn kinh doanh điện thoại di động Maxis Communications của tỷ phú Ananda Krishnan hiện đang là công ty lớn nhất với gần 50% thị phần ở Malaysia. Không dừng lại trước những thành công ở “sân nhà”, Ananda Krishnan đang tích cực tìm cách vươn ra nước ngoài.
Thị trường đầu tiên được Ananda Krishnan nhắm đến là nước láng giềng Indonesia. Bên cạnh đó, với nguồn gốc là người Srilanka, đã từng lớn lên tại khu phố “Ấn Độ” tại Kuala Lumpur, Ananda Krishnan rất chú ý tới thị trường Nam Á với hơn một tỷ dân này.