NHẬT BẢN: KINH TẾ

Chia sẻ

KINH TẾ

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (19451954) phát triển cao độ (19551973).

Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới(chỉ đứng sau Hoa Kì), GDP đầu người 36.217 USD(1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều.

Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới.

Sau thời kì kinh tế “bong bóng” 19861990, từ năm 1991 kinh tế Nhật Bản phát triển ì ạch. Trong những năm 19921995 tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ đạt 1,4%, năm 1996 là 3,2%.

Đặc biệt, từ 1997, và nhất là từ đầu 1998, kinh tế Nhật bị lâm vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1974 đến nay với những biểu hiện khủng hoảng hệ thống tài chính tiền tệ, đồng Yen, chứng khoán giảm giá mạnh, nợ xấu khó đòi tăng cao, sản xuất trì trệ và tỉ lệ thất nghiệp hoàn toàn đạt con số kỷ lục trong 45 năm nay (5,5% tháng 12 năm 2002). Năm 1997, GDP thực chất – 0,7%, năm 1998 là -1,8%.

Cuộc suy thoái kinh tế lần này của Nhật chủ yếu mang tính chất cơ cấu liên quan đến mô hình phát triển của Nhật đang bị thách thức với một môi trường đã thay đổi khác trước. Vấn đề phục hồi kinh tế thông qua đẩy mạnh cải cách cơ cấu kinh tế, tài chính, ngân hàng đang là một vấn đề cấp bách đặt ra trước mắt đối với chính phủ Nhật.

Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ… Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%.

Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ… Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh tế Nhật đã phục hồi và có bước tăng trưởng năm 2003 đạt trên 3%, quý I/2004 đạt 6%.

  • Một số số liệu về kinh tế Nhật Bản:
    • Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao là 4,7% (tháng 5 năm 2004).
    • Tổng sản lượng quốc dân (GDP) năm 2003: 5.566 tỉ yen (khoảng 4.300 tỉ $), đứng thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ 8000 tỷ $. Tỉ lệ tăng trưởng GDP năm 2001: – 0,9%. 2002: 0,6%; 2003: 2,7%.
    • Tổng số nợ trong dân của chính phủ Nhật chiếm 140% GDP (khoảng 6500 tỉ USD) cao nhất trên thế giới.
    • Tổng số nợ xấu khó đòi 375 tỉ $ (tính đến tháng 7 năm 2003).
    • Dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 3 năm 2004: 826,6 tỉ $, nhiều nhất thế giới.
    • Xuất khẩu (3 năm 2004): 544,24 tỉ USD.
    • Nhập khẩu (3 năm 2004): 431,78 tỉ USD.
  • Tỉ trọng các ngành kinh tế chính:
    • Nông nghiệp: 2,1% Giao thông vận tải: 6,3%
    • Công nghiệp: 26,8% Lưu thông: 12,5%
    • Xây dựng: 10,3% Các ngành khác: 37,9%

Người ta nói rằng kinh tế Nhật đã tăng trưởng rất mạnh là nhờ chiến tranh lạnh. Trong khi rất nhiều quốc gia như Mỹ và Liên Xô dốc sức vào chạy đua vũ trang thì Nhật Bản, với bản hiến pháp hoà bình, tập trung vào phát triển kinh tế. Một chỉ số biểu hiện sức mạnh của nền mậu dịch một quốc gia được gọi là độ độc lập về ngoại thương. Đó là tỷ lệ giữa tổng lượng mậu dịch (xuất khẩu và nhập khẩu) trên tổng thu nhập quốc gia. Độ độc lập ngoại thương của Nhật Bản là 10% năm 1955 và tăng lên gấp đôi, 20% năm 1970. Tỷ lệ đó luôn được duy trì ở mức 22-23% từ năm 1985 đến nay.

Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng như trên. Đó là nhờ vào khả năng sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu cực mạnh. Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản những năm giữa thập kỷ 80 đã làm thế giới kinh ngạc. Về GNP (tổng sản lượng quốc gia), năm 1960 Nhật chiếm 2,8% tổng sản lượng của thế giới nhưng chỉ 20 năm sau, năm 1980, GNP của Nhật Bản chiếm 10,1% của thế giới. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng đều đặn cho đến cuối những năm 80. Tuy nhiên sau đó trong 3 năm liền Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề bởi một nền kinh tế bong bóng. Gọi là kinh tế bong bóng bởi giá địa ốc, giá chứng khoán, … tăng ở mức cực nhanh rồi hạ xuống như là những chiếc bong bóng bị xẹp xuống sau khi được bơm đầy hơi. Năm 1991, giá chứng khoán và địa ốc giảm nhanh chóng, nền kinh tế bong bóng kết thúc, Nhật Bản bước vào thời kỳ khó khăn

Nguyên nhân to lớn làm cho kinh tế Nhật bị không phát triển được có lẽ là do đồng yên tăng giá. Năm 1993, một đô la Mỹ tương đương 120 yên nhưng năm 1995, một đô la Mỹ chỉ bằng 80 yên. Thêm vào đó là việc các nước khác đòi Nhật phải mở rộng nhập khẩu. Nhiều người lo lắng rằng Nhật Bản đang mất dần sức mạnh cạnh tranh quốc tế của mình.

Thặng dư thương mại của Nhật trong nhiều năm đã bị Mỹ chỉ trích tới mức đã có chiến tranh thương mại giữa Nhật và Mỹ thời tổng thống Bill Clinton. Thặng dư thương mại của Nhật không giảm đó là nhờ sức mạnh của hàng dệt, ti vi màu, máy móc công nghiệp những năm 70 và xe hơi, linh kiện bán dẫn, đầu máy video những năm 80. Những năm 90 còn có những chỉ trích chính bản thân cấu tạo nền kinh tế của Nhật, cho rằng đó là nguyên nhân chính gây ra thặng dư thương mại.

Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ hải sản lớn thứ 2 thế giới sau Ai Len. Tuy nhiên lượng đánh bắt hải sản của họ lại đang bị giảm kể từ năm 1999. Từ xưa Nhật Bản vẫn tự hào là nước có ngành ngư nghiệp mạnh nhất thế giới nhưng năm 1999 họ đã phải nhường vị trí này cho Trung Quốc. Sản lượng hải sản năm 1992 của Nhật là 92 triệu 700 nghìn tấn, chiếm 8.9% sản lượng thế giới. Con số này chỉ đủ đáp ứng 62.6% nhu cầu trong nước, 37.4% còn lại phải nhập khẩu. Hiện nay, với diện tích đánh bắt chỉ có 200 hải lý, ngành ngư nghiệp Nhật Bản vốn đã rất quen thuộc với việc đánh bắt xa bờ đang ở trong tình trạng khó khăn. Con đường duy nhất để tồn tạI là nuôi trồng ngư nghiệp.

Công nghiệp Nhật Bản sau chiến tranh được phân làm hai loại: Công nghiệp vật liệu cơ bản như sắt thép, tinh luyện nhôm, hoá dầu, xi măng, dệt và công nghiệp hoá học nặng như kim loại, cơ khí, hoá học. Với sự ứng dụng các kỹ nghệ tiên tiến nhất của Mỹ và phương thức tự động hoá, ngành công nghiệp Nhật Bản đã phát triển với tốc độ rất cao chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên qua 2 lần khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và 1979 với sự tăng vọt của giá nhiên liệu và nguyên liệu, ngành công nghiệp Nhật Bản đã bị đình đốn. Tiếp đó Nhật Bản đã chú trọng phát triển ngành công nghiệp gia công chính xác. Kỹ thuật điện tử của Nhật Bản đã đạt đến trình độ rất cao. Các sản phẩm này của Nhật Bản đã làm bá chủ trên thị trường thế giới. Tuy nhiên bước vào thập kỷ 90, đồng yên tăng vọt và ngành công nghiệp Nhật Bản vốn chủ yếu dựa vào xuất khẩu đã bị khựng lại. (Tiền tăng so với ngoại tệ thì ngành xuất khẩu bị thiệt, giảm so với ngoại tệ thì ngành nhập khẩu bị thiệt). Ngoài ra còn có những phản đối từ phía Âu-Mỹ cho rằng các sản phẩm của Nhật quá mạnh. Chính vì vậy việc cải tiến kỹ thuật nội địa dựa vào kỹ thuật của nước khác đã trở nên khó khăn.

Từ năm 1994 đến năm 1999 có những dấu hiệu cho thấy kinh tế đang hồi phục. Người ta cho rằng nhiệm vụ của người Nhật ở thế kỷ 21 là Khởi phát các ngành công nghiệp mới dựa vào những nghiên cứu cơ bản của chỉ riêng Nhật Bản.

Author: NGUYỄN HẢI LUÂN

Bản thân là người đam mê du lịch, cộng thêm đam mê đam mê du lịch mong muốn kết nối các mối quan hệ: giữa Hướng Viên Du Lịch với nhau, giữa Hướng Viên Viên với các đơn vị lữ hành, giữa các đơn vị… Xem Thêm >>