NZL: LÁ DƯƠNG XỈ BẠC

Chia sẻ

New Zealand: Lá dương xỉ bạc

Cây dương xỉ bạc không những chịu được mọi điều kiện khô khan, khắc nghiệt mà nó còn luôn tìm cách vươn lên, không chịu đứng dưới tán lá của các cây khác trong khu rừng tượng trưng cho một đất nước New Zealand không ngừng tiến lên những tầm cao mới.

New Zealand là đảo quốc tại khu vực Tây Nam của Thái Bình Dương, gồm 2 đại lục chính là đảo Bắc và đảo Nam, sau đó là các đảo nhỏ hơn. Do có vị trí cách biệt, New Zealand nằm trong số những đại lục cuối cùng có người đến định cư. Trong thời gian cô lập kéo dài đó, New Zealand phát triển một sự đa dạng sinh học đặc trưng gồm các loài động vật, nấm, thực vật.

Người Polynesia khám phá và định cư tại New Zealand vào năm 1250–1300 và phát triển nền văn hóa Maori đặc trưng.

 

AbelTasman(wikipedia.org)

Năm 1642, nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Tasman là người châu Âu đầu tiên trông thấy New Zealand.

 

Thuyền trưởng James Cook tiếp cận New Zealand vào năm 1769 trong hành trình đầu tiên của ông và là nhà thám hiểm người châu Âu đầu tiên đi vòng quanh và lập bản đồ New Zealand.

James Cook (wikipedia.org)

Năm 1840, Hiệp định Waitangi được ký kết giữa Quân chủ Anh và các tù trưởng người Maori khác nhau, đưa New Zealand vào trong Đế quốc Anh. Người Anh tiến hành định cư trên quy mô rộng trong suốt thời gian còn lại của thế kỷ 19, quyền sở hữu hầu hết đất tại New Zealand chuyển từ người Maori sang người châu Âu.

Từ thập niên 1890, Thủ tướng Richard Seddon ban hành một số sáng kiến tiến bộ, bao gồm quyền tuyển cử cho phụ nữ và lương hưu. Giữ chức vụ trong 13 năm, Seddon đến nay vẫn là chính khách phục vụ lâu nhất của Zealand, đôi khi còn được gọi là Vua Dick’ do phong cách có phần độc tài của mình, tuy nhiên ông được ca ngợi là một trong những chính trị gia vĩ đại nhất, có ảnh hưởng nhất và nổi tiếng nhất trong lịch sử New Zealand.

Thủ tướng Richard Seddon (civilization-v-customisation.wikia.com)

New Zealand duy trì là một thành viên nhiệt tình trong Đế quốc Anh, đóng góp hàng ngàn binh sĩ cho Vương quốc Anh trong 2 cuộc Thế chiến. Từ thập niên 1930, kinh tế New Zealand được quy định cao độ và phát triển một nhà nước phúc lợi rộng rãi. Trong khi đó, văn hóa Maori trải qua một sự phục hưng, và từ thập niên 1950 thì người Maori bắt đầu dời đến các thành phố với số lượng lớn.

Có thể dễ dàng nhìn thấy hình ảnh biểu tượng quốc gia của New Zealand, chiếc lá dương xỉ trên Quốc huy của đất nước này. Hình ảnh chiếc lá dương xỉ bạc luôn đóng vai trò quan trọng đối với người New Zealand, nó không chỉ là nét riêng biểu trưng cho đất nước New Zealand mà còn là biểu hiện của danh dự và tinh thần quật cường, vượt khó của con người New Zealand.

Quốc huy New Zealand (wikipedia.org)

 

  1. Lá dương xỉ bạc

Lá dương xỉ bạc (sierrafoothillgarden.com)

Dương xỉ bạc theo tiếng Maori là ‘kaponga’ hay ‘ponga’, là một loài thuộc họ dương xỉ đặc thù của New Zealand.

Loài cây dương xỉ này có vòng hoa dày đặc, có thể phát triển lên đến độ cao 10m, lá dài khoảng 4m, mặt dưới lá có thể tỏa sáng trong đêm tối. Chúng xuất hiện tại New Zealand vào kỷ Pliocene (khoảng 5 – 1,8 triệu năm trước) tại các hòn đảo chính và quần đảo Chatham ở phía Đông, chủ yếu ở các khu vực rừng khô và thông thoáng.

Chúng phát triển tốt trong mùn khô, và khi đã mọc lên chúng có thể chịu được những điều kiện thời tiết còn khô hạn hơn và phát triển tốt nhất khi được che chở từ gió và băng giá.

 

Người Maori (factnews.mn)

Theo truyền thuyết của người Maori, dương xỉ bạc xưa kia sinh sống trong nước, sau đó cây di chuyển lên bờ và sống trong rừng để dẫn đường cho người Maori.

Trong rừng rậm tăm tối, các chiến binh và thợ săn Maori nhờ vào ánh sáng bạc của lá cây dương xỉ mà tìm đường về nhà.

Dương xỉ bạc chịu được điều kiện khô khan, khắc nghiệt, cây luôn tìm cách vươn lên, không chịu đứng dưới tán lá của các cây khác trong rừng.

Chính vì đặc điểm này mà dương xỉ bạc trở thành biểu tượng cho đất nước New Zealand luôn không ngừng tiến lên những tầm cao mới.

 

  1. Trở thành biểu tượng quốc gia

Huy hiệu của Lực lượng Viễn chinh New Zealand

(militarybadgecollection.com)

Việc sử dụng lá dương xỉ bạc sớm nhất trong lịch sử như là một biểu tượng quốc gia chính thức là bởi quân đội New Zealand trong chiến tranh Boer lần II tại Nam Phi.

Kể từ đó, lá dương xỉ bạc đã được sử dụng bởi Lực lượng Viễn chinh New Zealand trong cả 2 cuộc Thế chiến và tất cả những ngôi mộ của những người lính New Zealand hy sinh trong chiến tranh đều được khắc biểu tượng lá dương xỉ.

Ngôi mộ của 1 người lính New Zealand (blog.iwikiwi.com)

Trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956 giữa liênminh Vương quốc AnhPhápIsrael và Ai Cập, quân

đội Canada mặc quân phục có biểu tượng lá thông còn quân đội New Zealand thì mang biểu tượng lá dương xỉ bạc.

Ngày nay lá dương xỉ bạc xuất hiện khắp nơi tại New Zealand, được dùng làm biểu tượng của đội bóng bầu dục quốc gia New Zealand kể từ năm 1880 và là biểu tượng của nhiều công ty hàng đầu cũng như đảng phái chính trị tại New Zealand.

Logo hãng New Zealand Natural

(pinterest.co.uk)

Logo hãng đường sắt KiwiRail

(kiwirail.co.nz)Đảng Lao động New Zealand (labour.org.nz)

 

Koru là tên một biểu tượng lấy cảm hứng từ hình dạng của một mầm dương xỉ cuộn tròn lại. Nó được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật Maori, lá cờ của người Maori và cũng trở thành biểu tượng của hãng hàng không quốc gia New Zealand.

Những biểu tượng dương xỉ của hãng hàng không quốc gia New Zealand (tvnz.co.nz)

 

Thủ tướng John Key (namespedia.com)

Năm 2015, Thủ tướng của New Zealand, John Key cho biết ông muốn bỏ phần cờ Liên hiệp vương quốc Anh trên quốc kỳ của nước này thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Nó thể hiện tham vọng xóa bỏ hoàn toàn quá khứ từng là thuộc địa của nước này. Quốc kỳ New Zealand gồm 2 phần chính: Phần Liên hiệp vương quốc Anh ở góc trái và 4 ngôi sao thuộc chòm sao Thập Tự Chinh. Ý tưởng này được đưa ra lần đầu tiên vào tháng 3/2015, khi ông Key nói rằng đã đến lúc để quốc đảo thay đổi chính mình. Ông cũng viện dẫn về việc Canadathay đổi quốc kỳ, từ một lá cờ có chứa dấu hiệu của Liên hiệp vương quốc Anh sang một lá cờ có biểu tượng lá phong nổi tiếng và đậm chất hiện đại. Nếu cuộc trưng cầu dân ý thành công, thiết kế quốc kỳ mới có thể sẽ bao gồm một chiếc lá dương xỉ màu bạc trên nền đen hoặc là biểu tượng Maori đậm chất bản xứ. Tuy nhiên những ý kiến phản đối cho rằng thiết kế của lá quốc kỳ mới trông quá giống một lá cờ của…hải tặc.

Logo đội bóng bầu dục New Zealand (heritager.com)

Quốc huy của New Zealand được ban bởi vua Anh là George V lần đầu tiên vào năm 1911.

Đến năm 1956 thì lá dương xỉ bạc cuối cùng cũng được thêm vào quốc huy, điểm xuyến chiếc huy hiệu một cách duyên dáng.

(wikipedia.org)

Nguồn:https://nationalsymbolss.com/2015/04/29/newzealand/

https://vi.wikipedia.org/wiki/New_Zealand

http://www.duhocnewzealand.com.vn/?php=news&basic=detail&id=299

http://24hvisa.blogspot.com/2013/11/duong-si-bac-tinh-than-new-zealand.html

http://infonet.vn/new-zealand-muon-cat-phan-vuong-quoc-anh-tren-quoc-ky-post146041.info

https://en.wikipedia.org/wiki/Cyathea_dealbata

https://en.wikipedia.org/wiki/Richard_Seddon

 

Author: NGUYỄN HẢI LUÂN

Bản thân là người đam mê du lịch, cộng thêm đam mê đam mê du lịch mong muốn kết nối các mối quan hệ: giữa Hướng Viên Du Lịch với nhau, giữa Hướng Viên Viên với các đơn vị lữ hành, giữa các đơn vị… Xem Thêm >>